Menu Đóng

Biện pháp thi công lắp đặt thang nâng hàng

Tóm tắt quy trình thi công lắp đặt thang nâng hàng

Bước 1: Chuẩn bị thi công

Bước 2: Định vị khung giàn lắp đặt

  • Định vị chuẩn
  • Định vị giàn trên
  • Định vị giàn dưới.

Bước 3: Lắp đặt ray dẫn hướng

Bước 4: Lắp đặt khung thang và lắp đặt cabin thang nâng

Bước 5: Lắp đặt máy móc thiết bị nâng hạ, lắp đặt phụ kiện và các thiết bị khác

Bước 6: Lắp đặt cửa các tầng

Bước 7: Lắp đặt hệ thống điện điều khiển

Bước 8: Lắp đặt khung ngoài bảo vệ thang

Bước 9: Kiểm tra hiệu chỉnh

Bước 10: Kiểm định chạy thử.

Xem ngay các sản phẩm Thang máy nâng hàng của chúng tôi Tại đây

Tổ chức thi công lắp đặt thang máy.

Việc tổ chức thi công lắp đặt thang máy sẽ được Ban quản trị thi công thực hiện dưới sự điều hành trực tiếp của Trưởng ban với bố trí nhân sự đính kèm.

Thời gian, nhân lực và tiến độ chi tiết thi công cho 01 thang máy trên đã được lập trước khi hàng về đến công trình để đảm bảo đúng thời gian đã định trong hợp đồng.

Toàn bộ các dụng cụ đặc biệt dùng trong lắp đặt thang máy như, máy khoan chuyên dụng, máy hàn, đôminô thả dọi, palăng điện, thước căn ray, cáp an toàn cáp kéo… sẽ được tập kết tại công trình cùng với hai giám sát thi công cơ và điện, bốn tổ thi công cơ và điện đã được chỉ định.

Qui trình lắp đặt

I. Nội qui an toàn trong thi công.

A. Nội qui công trường

1. Giờ làm việc:

  • Sáng: 08h00 – 12h00
  • Chiều: 13h00 – 17h00

2. Toàn bộ công nhân phải có mặt tại công trường ít nhất 05 phút trước giờ làm việc. Trong trường hợp ốm đau phải có đơn xin phép chậm nhất là 01 ngày sau khi nghỉ. Sau khi nghỉ ốm phải có giấy tờ hợp lệ.

3. Trong giờ làm việc phải mặc đồng phục của công ty cấp phát.

4. Phải có ý thức bảo vệ tài sản Công ty và các thiết bị được lắp đặt tại công trường.

5. Trong giờ làm việc không có mùi bia rượu. Trong giờ làm việc không được qua lại các bộ phận khác.

B. An toàn trong thi công:

1. Cửa hố thang phải được che chắn kín và chắc chắn trong quá trình thi công.

2. Hố thang phải được bố trí đủ ánh sáng trong quá trình thi công.

3. Các thao tác trong quá trình thi công phải thực hiện đúng về tiêu chuẩn như hàn điện, nâng kéo vật nâng…

4. Tuyệt đối phải mang các thiết bị an toàn, mũ, quần áo bảo hộ, dây an toàn… trong quá trình làm việc.

5. Cable dây an toàn phải được thả dọc hố thang và sử dụng trong suốt quá trình thi công.

6. Tuyệt đối tuân thủ nội qui an toàn tại công trình làm việc.

7. Trong quá trình thi công, các tổ trưởng phải kiểm tra, thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn lao động.

II. Tập kết vật tư thiết bị:

Tất cả vật tư, thiết bị phải sắp xếp vào kho một cách khoa học, gọn gàng, để kiểm tra. Trong kho có đủ ánh sáng, đảm bảo khô ráo, che kín để người ngoài không thể quan sát được, có biện pháp phòng cháy chữa cháy.

III. Chuẩn bị thi công:

Trước tiên chúng ta cần phải kiểm tra các vấn đề sau:

  • Kiểm tra kích thước hố thang.
  • Kiểm tra độ thẳng dứng của hố thang
  • Kiểm tra các chướng ngại vật trong hố thang nâng, phòng máy.
  • Những vấn đề khác.
  • Lỗ chừa kéo máy.
  • Lỗ so button tầng.
  • Vị trí tường mở.
  • Pít có nước hay không, chống thấm hay chưa.
  • Lối lên phòng máy phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 6395-1998 và TCVN 6396-1998.
  • Điện nguồn (kiểm tra vị trí cấp điện nguồn và điện chiếu sáng, các thiết bị đóng ngắt, đo kiểm tra kích thước dây, điện áp giữa các pha, tiếp địa dùng riêng cho thang máy)
  • Chuẩn bị mặt bằng thi công: mặt bằng thi công là mặt bằng hố thang, trước cửa tầng và lối đi lại để vận chuyển vật tư, thiết bị phục vụ cho công việc lắp đặt. Có đầy đủ điện chiếu sáng và điện phục vụ thi công.

IV. Qui trình lắp đặt:

1. Chuẩn bị:

  • Chuyển các dụng cụ, thiết bị vào đúng vị trí thi công ( Palăng, tifor, máy hàn, kìm, dây, đèn chiếu sáng…..)
  • Chuẩn bị các nguồn điện thi công:
  • Vị trí nguồn điện.
  • Công suất điện nguồn.
  • Nối điện máy hàn và dụng cụ khác.
  • Thắp sáng hố thang.
  • Thả dây cáp an toàn dọc hố.
  • Đóng giàn thao tác.
  • Kéo các thiết bị lên phòng máy.

2. Đưa bộ tời kéo, vật tư và thiết bị lên buồng máy:

  • Dùng palan nâng máy kéo để đặt vào đúng vị trí đã định vị trước.
  • Định vị tủ điện.

3. Định vị chuẩn:

a. Định vị giàn chuẩn trên cùng:

Đóng giàn thao tác tạm thời được cấu tạo gỗ 60 x120mm, ván có độ dày 30mm.

Sàn thao tác được treo bởi cáp ứ 12 x 4, đặt bên trong hố thang và ở vị trí tầng cao nhất.

Giàn chuẩn trên cùng sẽ được đặt ở tầng cao nhất ( bên dưới sàn phòng máy) bằng cây gỗ (có kích thước 60 x 120 và 50 x 100).

b, Lắp giàn chuẩn bên dưới:

Giàn chuẩn bên dưới sẽ được đặt ở pít hố thang bằng các cây gỗ ( Có kích thước 60 x120 và 50 x 100).

4. Lắp hai rail dẫn hướng cho cabin và đối trọng:

  • Dùng giàn giáo xây dựng ( 02 bộ cho mỗi hố thang) để:
  • Lấy dấu để khoan lỗ vào vách hố thang (bê tông)
  • Khoan bê tông và lắp bulông nở vào dầm (vách) hố thang
  • Định vị bracket.
  • Lắp đặt bản mã
  • Vận chuyển ray vào giếng thang
  • Lắp đặt hai rail dẫn hướng đầu tiên cho Car và CWT.

Trước khi lắp đặt ray, phải lắp dầm để đỡ giảm chấn và giảm chấn ở đáy giếng thang. Dùng palang đặt trên sàn đặt máy để vận chuyển ray theo phương thẳng đứng, đưa ray vào vị trí lắp đặt. Cố định ray vào bản mã, gá ray bằng các kẹp ray và bulông liên kết giữa kẹp ray và bản mã.

5. Lắp khung car và khung đối trọng:

  • Lắp khung CWT (đối trọng) trước khi lắp khung cabin
  • Dùng gỗ kê khung đối trọng sao cho bề mặt trên của dầm dưới khung đối trọng ngang bằng với sàn giàn giáo.
  • Vận chuyển khung đối trọng vào giếng thang, dùng palăng kéo khung đối trọng lên để đưa vào vị trí lắp đặt.
  • Lắp các cụm bạc trượt trên và dưới.
  • Lắp đối trọng: vận chuyển các quả đối trọng vào trước cửa tầng; lắp các quả đối trọng và khung.
  • Trước khi lắp đặt cabin phải làm sàn thao tác để kê khung cabin và sàn cabin
  • Đặt dầm dưới của khung cabin vào sàn gỗ và căn chỉnh tạm
  • Lăp gióng cabin
  • Lắp dầm trên của khung cabin
  • Lắp shoe trượt dẫn hướng
  • Lắp khung đứng.
  • Thanh giằng sàn car
  • Lắp vách cabin
  • Lắp trần cabin
  • Làm bảo vệ sàn car bằng ván ép. Lắp sàn theo thao tác trên sàn car bằng thép V75 và tấm gổ có độ dầy 30mm.

6. Lắp bộ tời kéo (động cơ) ở buồng máy

  • Lắp bệ tời
  • Lắp các bộ phận giảm chấn cách ly giữa các bộ tời và dầm máy
  • Dùng palang nâng bộ tời kéo lên bệ máy
  • Căn chỉnh

7. Lắp cáp chịu lực

  • Để khung đối trọng ở vị trí tầng trệt và dùng palăng kéo cabin lê tầng trên cùng và cao hơn mặt
  • sàn một khoảng theo yêu cầu của hãng sản xuất.
  • Đo chiều dài của cáp và lấy dấu trên cáp
  • Cắt cáp
  • Cố định đầu cáp vào thanh treo cáp bằng kẹp cáp
  • Cố định thanh treo cáp vào dầm trên của khung cabin và khung đối trọng và cân bằng sức căng đều của các sợi cáp chịu lực.

8. Lắp cụm an toàn ( Governor – bộ hạn chế tốc độ):

  • Xác định vị trí lỗ cáp xuyên sàn theo bản vẽ
  • Lắp đế và bộ hạn chế tốc độ vào vị trí
  • Lắp thiết bị căng cáp bộ hạn chế tốc độ phía đáy giếng thang
  • Đo chiều dài dây cáp cần thiết theo thực tế để cắt dây cáp.
  • Kiểm tra, căn chỉnh và cố định bộ hạn chế tốc độ bằng các bulông nở liên kết với sàn máy
  • bằng hàn với kết cấu thép trong hệ khung, dầm.
  • Lắp Gov và cáp Gov: Cụm phanh cơ là bộ phận rất quan trọng, nó có tác dụng khi tốc độ car vượt quá 1,3 lần tốc độ cho phép (Ví dụ khi cáp hoặc xích bị hư hỏng hoặc đứt, car sẽ rơi xuống ở trạng thái tự do) lúc đó Gov sẽ hoạt động, cơ cấu nhêm Gov sẽ kẹp cáp và làm cho cáp ngưng chuyển động. Sàn car sẽ rơi xuống một đoạn cho đến khi căng của cáp thẳng lực nâng của cơ cấu chêm sàn car. Cơ cấu bắt đầu làm việc và làm cho sàn car đứng lại.

9. Lắp đặt cửa tầng:

  • Tất cả thiết bị cửa tầng sẽ được chuyển đến trước mỗi cửa tầng. Thông thường lắp từ trên xuống và lắp hoàn chỉnh từng cửa tầng một
  • Lắp ngưỡng (chân) cửa tầng
  • Lấy dấu để khoan lỗ bê tông vào dầm (vách) giếng thang.
  • Khoan lỗ bêtông
  • Lắp bản mã đỡ ngưỡng cửa tầng và siết chặt bulông liên kết
  • Hàn tấm kê lên tấm bản mã
  • Lắp ngưỡng cửa vào tấm kê và siết chặt bulông Lắp bo cửa tầng tổ hợp bo cửa đưa vào vị trí lắp đặt
  • Kiểm tra kích thước và độ thẳng đứng của bo cửa theo cả hai phương
  • Siết chặt bulông liên kết giữa bo cửa và ngưỡng cửa tầng hàn cố định vào công trình.
  • Chèn và chỉnh độ vát của bo
  • Lắp đặt đầu cửa tầng
  • Lấy dấu, khoan lỗ vào vách
  • Tổ hợp đầu cửa, kiểm tra, siết chặt các bulông liên kết, đối trọng cửa cần phải siết chặt một lần nữa trước khi cho vào ống dẫn hướng..
  • Cố định tạm đầu cửa vào vị trí lắp đặt
  • Kiểm tra các kích thước và độ thăng bằng….
  • Cố định chặt đầu cửa với công trình.
  • Lắp cánh cửa tầng
  • Lắp đế trượt vào cánh cửa
  • Lắp cánh cửa vào bộ đầu cửa bằng bulông và đai ốc đã được cung cấp đi kèm.

10. Lắp đặt hệ thống dây điện:

  • Lắp dây động lực cho cụm máy kéo.
  • Lắp dây điều khiển ở trên phòng máy.
  • Dùng khung car lắp dây điều khiển ở trong hố thang và theo trình tự từ trên xuống.

11. Lắp các bộ phận còn lại trong

  • Lắp công tắc hạn chế hành trình trên cùng và dưới cùng
  • Lắp hệ thống công tắc dừng tầng chính xác, bao gồm phần lắp vào đầu cabin và vào ray dẫn hướng
  • Lắp công tắc dừng tầng ở giếng thang dùng cho kiểm tra và sửa chữa dưới đáy giếng thang
  • Đi giây điều khiển gọi tầng và tín hiệu tầng
  • Đi dây điện thoại nội bộ.
  • Đấu điện: đấu điện ở buồng đặt máy, trong giếng thang (trên nóc cabin, trong cabin, các đầu cửa, các hộp gọi tầng, tín hiệu, chiếu sáng, an toàn..) đấu theo từng khối một, xong khối nào phải kiểm tra ngay khối đó.

12. Kiểm tra, hiệu chỉnh:

  • Kiểm tra bên ngoài, trong buồng đặt máy, trong giếng thang, trong cabin
  • Kiểm tra điện nguồn cung cấp cho thang máy
  • Kiểm tra tiếp địa dành cho thang máy, theo quy định của TCVN 6395-1998 và TCVN 6396- 1998
  • Kiểm tra và cho thang máy chạy tốc độ chậm
  • Kiểm tra đấu cửa tầng, đầu cửa cabin và căn chỉnh khoá liên động giữa cửa cabin và cửa tầng
    và các tiếp địa của các cửa tầng
  • Chỉnh phanh điện từ, điều chỉnh khe hở của má phanh và bánh phanh và lực của lò xo
  • Kiểm tra và hiệu chỉnh bộ điều khiển động cơ, cho thang máy chạy với tốc độ chậm
  • Kiểm tra dòng điện ở các chế độ tải trọng: không tải, 50%, 70% và 100% tải
  • Đo độ chênh lệch giữa sàn cabin và sàn tầng (cả chiều lên và chiều xuống)
  • Chỉnh độ dừng tầng chính xác
  • Chỉnh công tắc quá tải
  • Chỉnh tốc độ đóng, mở cửa cabin và thời gian mở cửa.
  • Chỉnh độ êm dịu của cabin khi khởi động, khi dừng tầng
  • Kiểm tra sự hoạt động của thang máy theo lệnh gọi trong và ngoài cabin.

13. Vận hành thang máy:

  • Vận hành thang.
  • Nghiệm thu, cấp giấy phép sử dụng của cơ quan quản lý ATLĐ Điều kiện để ngiệm thu và cấp giấy phép sử dụng
  • Thang máy đã được lắp đặt hoàn chỉnh, đã được kiểm tra lần cuối và hiệu chỉnh theo đúng các thông số của nhà sản xuất
  • Chủ đầu tư đồng ý nghiệm thu và gửi đề nghị kiểm định kỹ thuật tại thang máy
  • Có hồ sơ thang máy (gồm lý lịch thang máy, sơ đồ cơ, sơ đồ điện, hướng dẫn và vận hành thang máy) Quy trình kiểm định cấp giấy phép sử dụng phù hợp với TCVN 5744-1993, TCVN 6395-1998, TCVN 6396-1998
  • Kiểm tra không tải
  • Kiểm tra bên ngoài
  • Kiểm tra kích thước thông thuỷ của giếng thang ở đáy giếng thang
  • Kiểm tra nút dừng dùng cho kiểm tra và bảo dưỡng
  • Thử tải tĩnh: đưa cabin về điểm dừng thấp nhất.
  • Thử tải động: Chất 110% tải trọng danh nghĩa, cho cabin chạy lên, xuống ba lần. Kiểm tra phanh điện từ, phát nhiệt của động cơ.
  • kiểm tra độ dừng tầng chính xác giữa sàn cabin và sàn tầng. Độ sai lệch cho phép theo TCVN 5744-1993, TCVN 6395-1998 và TCVN 6386-1998.
  • Thử bộ hãm bảo hiểm
  • Thử chuông báo, điện thoại nội bộ
  • Kiểm tra tốc độ danh nghĩa
  • Kiểm tra số lượng bản mã
  • Kiểm tra khoá cửa tầng
  • Thử công tắc cứu hoả
  • Thử công tắc quá tải.

Lời kết

Xin cảm ơn quý vị và khách hàng đã quan tâm tới Công ty LEVELER chúng tôi cho sự lựa chọn các sản phẩm THANG NÂNG HÀNG nói riêng và các sản phẩm nâng hạ, sản phẩm kho hàng nói chung khác.

Tại đây tác giả đã chỉ rõ ra tất cả các thông tin về một sản phẩm Thang nâng hàng, cầu xe nâng, những thông tin chi tiết nhất mà quý khách hàng có thể có khi tìm mua Bàn nâng hạ hàng hóa, thang nâng hàng vận chuyển hàng hóa.

Qua bài viết này quý khách hàng có thể tự tin năm rõ các thông tin về sản phẩm này, hoặc có thể tự tin đặt mua ngay một loại thang nâng phù hợp với nhu cầu công việc, nhu cầu sử dụng cho doanh nghiệp của mình.

Quý khách hàng có thể đặt mua ngay Thang Nâng Hàng tại công ty LEVELER chúng tôi theo thông tin liên hệ dưới đây.

Thông tin liên hệ đặt mua sản phẩm

CÔNG TY TNHH LEVELER

Holine: 0982.525.883

Email: Leveler.vn@gmail.com

Website: https://leveler.vn/

Posted in Sản phẩm, Tin Tức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0982.525.883
Chat hỗ trợ
Chat ngay