Chuỗi cung ứng lạnh là một khái niệm mới xuất hiện tại thị trường logistic của Việt Nam nhờ sự bùng nổ của thương mại điện tử và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.
Chuỗi cung ứng lạnh giúp doanh nghiệp giảm rất nhiều chi phí sản xuất, kinh doanh, giảm lượng lớn hàng hóa bị hư hỏng. Bằng cách tạo ra điều kiện bảo quản thích hợp nhất như độ ẩm, nhiệt độ
Vậy chuỗi cung ứng lạnh là gì? Loại hình cung ứng này mang lại lợi ích, giá trị gì cho doanh nghiệp?
Cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé.
Table of Contents
Chuỗi cung ứng lạnh là gì?
Chuỗi cung ứng lạnh có tên tiếng anh là Cold Chain. Đây là một loại hình logistic không có gì xa lạ ở các nước phát triển với khả năng theo dõi và duy trì nhiệt độ tương ứng với từng loại hàng hóa.
Hệ thống Cold Chain giúp tăng thời gian bảo quản của các mặt hàng cần nhiệt độ phù hợp như nông sản, thủy hải sản, hàng đông lạnh, hoa tươi, các sản phẩm dược phẩm đặc biệt là vacxin.
Cấu trúc của chuỗi cung ứng lạnh
Hệ thống cung ứng lạnh bao gồm hai loại cấu trúc cơ bản:
- Hệ thống kho bảo quản lạnh được kiểm soát tốt về nhiệt độ
- Hệ thống vận tải bao gồm các loại phương tiện như xe tải, container lạnh, các thiết bị chuyên dụng cho hoạt động vận chuyển
Hệ thống Cold Chain điều chỉnh được nhiệt độ thích hợp cho sản phẩm trong toàn bộ quá trình cung ứng với các tiêu chuẩn nhiệt độ phổ biến là:
- Đông lạnh sâu (Deep Frozen) từ -28 độ C đến -30 độ C là mức nhiệt độ lạnh nhất dành cho vận chuyển hải sản.
- Đông lạnh (Frozen) từ -16 độ C đến -20 độ C dành cho vận chuyển thịt như thịt heo, thịt bò.
- Lạnh (Chiller) từ 2 độ C đến 4 độ C, là mức nhiệt độ chuẩn được sử dụng để vận chuyển trái cây và rau quả
- Ngoài ra nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, là thích hợp để bảo quản dược phẩm Khoảng nhiệt từ 12 đến 14 độ C thích hợp cho chuỗi cung ứng chuối (loại trái cây sản xuất và vận chuyển nhiều nhất thế giới)
Lợi ích khi ứng dụng chuỗi cung ứng lạnh
Mục tiêu cuối cùng của logistic là cung cấp những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, trong thời gian nhanh nhất với chi phí thấp nhất.
Trên đường vận chuyển, hàng hóa sẽ được bốc dỡ qua nhiều bến cảng, qua nhiều môi trường khác nhau, vì vậy điều quan trọng là các nhà phân phối luôn theo dõi và đảm bảo được điều kiện bảo quản là tốt nhất. Do đó việc quản lý chuỗi cung ứng lạnh là giải pháp giúp bảo quản sản phẩm, tuân thủ quy định đồng thời tối ưu hóa chi phí.
1. Gia tăng thời gian bảo quản
Việc sử dụng chuỗi lạnh giúp:
- Thời gian sử dụng của rau quả tươi tăng từ 2-3 ngày lên 7 ngày khi bảo quản tại nhà.
- Tăng thời gian trưng bày tại cửa hàng từ 3 ngày lên đến 7 ngày
- Làm giảm hao hụt từ 60-70 % số lượng hoa quả bị dập nát
2. Thúc đẩy nền kinh tế bền vững
Điều kiện bảo quản tốt của chuỗi lạnh giúp lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường sẽ gia tăng, góp phần đáp ứng nhiều và tốt hơn cho nhu cầu tiêu thụ tại từng khu vực thị trường.
Các mặt hàng dễ dập nát như hàng nông sản, thủy hải sản, hoa quả… có thể xuất khẩu tới nhiều quốc gia nhưng chất lượng vẫn được duy trì trong thời gian dài.
3. Thỏa mãn khách hàng
Chuỗi cung ứng lạnh hợp nhất (Cold Chain Interaction System) cho phép tổng hợp hệ thống thông tin của cả chuỗi logistic giúp nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp. Các hệ thống cung ứng lạnh trở thành một phần quan trọng giúp thỏa mãn khách hàng tốt hơn, từ đó doanh nghiệp có được nhiều thị phần, kém được nhiều lợi nhuận hơn.
Chuỗi Cold Chain góp phần hỗ trợ nhà nước trong hoạt động quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm với hàng hóa trong nước và xuất khẩu. Giải quyết tốt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, bảo vệ sinh thái và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Khó khăn khi ứng dụng chuỗi cung ứng lạnh
1. Thiếu kho bảo quản lạnh
Hiện nay, số lượng kho bảo quản lạnh đạt chuẩn chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu, đặc biệt là thiếu hụt loại kho lạnh sâu. Kho lạnh tại Việt Nam vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu về kĩ thuật.
Ngoài ra, hệ thống kho lạnh này lại được phân bố không đều, trình độ công nghệ vẫn còn chênh lệch.
2. Thiếu phương tiện và công nghệ vận chuyển
Các phương tiện được các doanh nghiệp vận chuyển hàng động lạnh lựa chọn chủ yếu là xe tải, xe container, tàu chở hàng có khoang lạnh, vận tải hàng không. Trong đó vận tải hàng không chiếm tỉ trọng thấp nhất.
Tuy nhiên, số lượng phương tiện vận chuyển còn ít, chưa đủ đáp ứng yêu cầu trong nước, chất lượng vận hành vẫn còn thấp. Chi phí vận chuyển chiếm đến khoảng hơn 25% giá thành sản phẩm.
3. Mạng lưới thông tin logistic
Doanh nghiệp logistic tại Việt Nam chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ cho khách hàng chứ chưa tối ưu trải nghiệm khách hàng bằng những tiện ích như:
- Theo dõi đơn hàng
- Lịch tàu di chuyển
- Theo dõi chứng từ
- Kiểm soát đơn hàng
Những tiện ích trên giúp chuỗi cung ứng lạnh được quản lý, theo dõi một cách chặt chẽ. Tuy nhiên để đem lại được tiện ích này cho khách hàng thì không phải dễ dàng.
4. Nguồn nhân lực logistic
Nguồn nhân lực có kiến thức, chuyên môn về logistics tại Việt Nam vẫn còn khan hiếm. Trong khi để quản lý chuỗi cung ứng lạnh không chỉ cần kiến thức chung về logistic mà còn cần sự chuyên sâu về ngành, cùng với trình độ quản lý ở mức cao
Kết luận
Chuỗi cung ứng lạnh là xu hướng mới trong tương lai ở ngành logistic. Mong rằng, bài chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu về chuỗi cung ứng lạnh là gì và những lợi ích mà hệ thống này mang lại cho doanh nghiệp
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với LEVELER để được hỗ trợ thông qua:
Hotline: 0982525883
Gmail: Leveler.vn@gmail.com