Công nghệ sơn tĩnh điện có lẽ đã không còn quá xa lạ trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng hay thiết bị đồ gia dụng. Phương pháp này giúp cho sản phẩm có một lớp bảo vệ đẹp và bền vững. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng LEVELER tìm hiểu sâu hơn về xu hướng mới này hiện nay và cách nguyên lý sơn tĩnh điện áp dụng cho các thiết bị được LEVELER sản xuất hiện nay.
1. Tổng quan sơn tĩnh điện
1.1. Khái niệm
Sơn tĩnh điện là gì? Sơn tĩnh điện (Tiếng Anh: Powder coating) là phương pháp sơn sử dụng nguyên lý tích điện, tạo các liên kết ion với điện tích dương (+) và điện tích âm (-). Khi phun sơn, hai loại điện tích này sẽ gặp nhau và gắn chặt lại tạo nên một lớp bảo vệ khắp bề mặt kim loại của sản phẩm
1.2. Nguyên lý hoạt động
Cách thức hoạt động cơ bản của sơn tĩnh điện là sử dụng nguyên lý tích điện. Bột sơn sẽ mang ion dương (+) và các bề mặt như kim loại, nhôm, thép,… sẽ mang ion âm (-), khi sơn được phun, do khác nhau về điện tích nên chúng sẽ bám lấy nhau và tạo thành một lớp liên kết bền vững.
Nguyên lý sơn tĩnh điện hoạt động như thế nào có thể xem minh họa cụ thể dưới đây:

1.3. Ưu điểm
Phương pháp sơn tĩnh điện được sử dụng phổ biến không phải không có lý do. Sau đây là những lợi ích mà doanh nghiệp có thể cân nhắc liệu có nên dùng cách thức này hay không:
- Sử dụng lâu dài: Lớp bề mặt sản phẩm được phun sơn tĩnh điện sẽ có khả năng chống trầy xước, bong tróc và tránh được tình trạng oxi hóa. Điều này giúp sản phẩm vẫn giữ nguyên được chất lượng sau một thời gian sử dụng
- Bảo vệ môi trường: Với độ bền cao, các sản phẩm được sơn tĩnh điện sẽ có tuổi thọ cao và tăng vòng đời sử dụng nên sẽ hạn chế lượng rác thải ra môi trường
- Tăng tính thẩm mỹ: So với cách phun sơn truyền thông có khả năng tạo nên các vết nổi hay vết nhăn thì lớp sơn tĩnh điện sẽ giúp bề mặt sản phẩm trông mịn màng và giữ nguyên độ bóng trong thời gian dài
- Tiết kiệm bột sơn: Loại bột sơn này có thể tái sử dụng nhiều lần và triệt để nên sẽ tránh tình trạng lãng phí và tốn ngân sách
- Thực hiện dễ dàng: Việc sử dụng máy phun sơn không phức tạp và cần nhiều kỹ năng như phun sơn truyền thống nên sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo

2. So sánh sơn tĩnh điện và sơn truyền thống
Sơn tĩnh điện và sơn truyền thống đều có những ưu, nhược điểm riêng. Dưới đây là bảng so sánh để doanh nghiệp có thể xem xét và đưa ra lựa chọn tốt nhất:
Tiêu chí | Sơn tĩnh điện | Sơn truyền thống |
Chi phí | Cao hơn nhưng có thể sử dụng lâu dài | Thấp hơn nhưng cần đầu tư chi phí bảo quản |
Sự an toàn | Cao | Thấp |
Thân thiện với môi trường | Tốt | Kém |
Tính hiệu quả | Thực hiện bằng hệ thống tự động hóa | Phụ thuộc vào thợ sơn và phương thức pha chế |
Màu sắc | Không chuẩn | Chuẩn |
Độ bền | Tốt | Kém |
3. Ứng dụng sơn tĩnh điện trong các lĩnh vực
Công nghệ sơn tĩnh điện đang được LEVELER ứng dụng để sản xuất các thiết bị tự động hoá, thiết bị nâng hạ, thiết bị nhà kho nằm đảo bảo độ bền của thiết bị cũng như đạt các tiêu chuẩn sản xuất cụ thể như sau:
1. Sản phẩm Thang nâng hàng thuỷ lực phục vụ việc nâng hạ hàng hoá trong các nhà kho tầng lửng, 2 tầng

2. Sản phẩm Cầu dẫn xe nâng làm cầu nối cho xe nâng từ mặt đất bốc dỡ hàng lên xuống container

3. Gia công, chế tạo đồ gá JIG phục vụ cho quá trình tự động hoá sản xuất của khách hàng

4. Sản phẩm phụ kiện nhà kho như: Trụ cột chống va đập, Hàng rào bảo vệ an toàn máy.

4. Quy trình phun sơn tĩnh điện trong sản xuất
Bước 1. Xử lý bề mặt
Sau khi kiểm tra chất lượng đạt chuẩn theo yêu cầu, đồ gá sẽ được tiến hành xử lý bề mặt do quá trình gia công trước đó có thể làm cho thiết bị dính các loại dầu mỡ công nghiệp nên khi phun sơn, màu sắc có thể lên không chuẩn
Bước 2. Làm khô
Làm sạch các hóa chất còn sót lại và làm khô hơi nước dính trên bề mặt để chuẩn bị công đoạn sơn
Bước 3. Tiến hành
Quá trình này thường được diễn ra trong một buồng riêng biệt để có thể thu hồi bột sơn còn dư và tái sử dụng cho lần sau
Bước 4. Sấy trong lò
Sau khi sơn, toàn bộ sản phẩm đồ gá cơ khí sẽ được nung trong lò để sấy khô hoàn toàn. Nhiệt độ lò nung sẽ dao động trong 180 đến 200 độ C và công đoạn sấy sẽ diễn ra trong 10 đến 15 phút để đảm bảo lớp sơn bám chắc trên bề mặt sản phẩm
Bước 5. Kiểm tra, đóng gói
Độ bóng, độ mịn, độ bền và màu sơn cũng như chất lượng sản phẩm sẽ được đánh giá lần nữa để đảm bảo không có khuyết điểm trước khi được đóng gói và bàn giao đến tay khách hàng

5. Những câu hỏi thường gặp về sơn tĩnh điện
1. Sơn tĩnh điện có cần sơn lót như sơn bình thường không?
Với công nghệ sơn tĩnh điện hiện đại, quý khách không cần phải quan tâm tới quá trình sơn lót, điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tránh gây ô nhiễm môi trường
2. Sơn lỗi làm bề mặt sần sùi phải xử lý ra sao?
Nếu gặp phải trường hợp trên, quý khách bắt buộc phải đánh nhám sản phẩm lại rồi mới tiếp tục phun sơn như bình thường
3. Đồ gá sơn tĩnh điện có gì tốt?
Với công nghệ sơn tĩnh điện hiện đại, các sản phẩm đồ gá sẽ tăng độ bền bỉ, chống ăn mòn, bảo vệ JIG khỏi rỉ sét và làm tăng tuổi thọ của thiết bị này
4. Sơn tĩnh điện có cách điện không?
Lớp sơn tĩnh điện thường có khả năng cách điện tốt. Tuy nhiên, do lớp sơn này khá mỏng nên chúng cũng có thể không cách điện được hoàn toàn.
Hotline/Zalo 0982.525.883Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tối ưu trong lĩnh vực tự động hoá, thiết bị nâng hạ, xuất nhập hàng, gia công cơ khí chính xác hoặc phụ kiện kho vận — LEVELER sẵn sàng đồng hành, cung cấp sản phẩm chất lượng và giải pháp kỹ thuật hiệu quả.
- Tổ dân phố Thu Lỗ, P. Trung Thành, TP. Phổ Yên, Thái Nguyên
- Xưởng 1: Xuân Sơn, Trung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội
- Xưởng 2: Hòa Bình, Trung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội
- Website: leveler.vn
- Email: leveler.vn@gmail.com
- Hotline: 0982.525.883