Menu Đóng

Cơ cấu nâng hạ thủy lực: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động

Cơ cấu nâng hạ thủy lực

Quá trình nâng hạ vật nặng hoặc máy móc chuyên dụng là công việc nguy hiểm, chứa nhiều rủi ro. Do đó, các thiết bị nâng hạ cần một cơ cấu nâng hạ thủy lực đặc biệt đảm bảo tính an toàn, dễ dàng khi vận hàng. Cơ cấu nâng hạ đó là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé?

Cơ cấu nâng hạ là gì?

Cơ cấu nâng hạ là bộ phận quan trọng trong các thiết bị nâng hạ tại các nhà xưởng, kho bãi. Cơ cấu này giúp việc nâng hạ hàng hóa, máy móc có thể điều khiển được theo mong muốn của người thao tác. 

Có 3 loại cơ cấu nâng hạ đơn giản đang rất phổ biến trên thị trường hiện nay, bao gồm:

  Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cơ cấu nâng hạ thủy lực – một trong những cơ cấu nâng hạ có tính ứng dụng cao nhất

Hình ảnh hệ thống xilanh thủy lực

Cơ cấu nâng hạ thủy lực là gì?

Cơ cấu nâng hạ thủy lực là cơ cấu hoạt động dựa trên nguyên lý vận chuyển lực của chất lỏng trong môi trường bị giới hạn. Trong môi trường thủy lực khép kín, năng lượng sẽ được truyền tải lên bằng lực đẩy lên của chất lỏng

Trong một cơ cấu nâng hạ thủy lực, chất bôi trơn cho các bề mặt tiếp xúc và làm môi chất để truyền lực thường được sử dụng là dầu. 

1/ Cấu tạo của cơ cấu nâng hạ thủy lực

Cơ cấu nâng hạ thủy lực cơ bản cần có 3 bộ phận chính để đảm bảo yếu tố an toàn như sau: Hệ thống thủy lực, khung thủy lực, mặt bàn nâng,… Mỗi bộ phận lại có một chức năng khác nhau, đảm bảo việc hoạt động của sàn nâng được trơn tru.

Cụ thể các bộ phận như sau:

  • Động cơ thủy lực: Bộ phận này thường được nhập khẩu từ nước ngoài, có chức năng chính biến đổi động năng thành cơ năng, thực hiện chuyển động tịnh tiến. 
  • Hệ thống xi lanh: Đây là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu nâng hạ, kích thước xi lanh thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp với trạng tải sử dụng. Có 2 loại xi lanh được sử dụng là xi lanh đơn và xi lanh kép.
  • Van phân phối: Nó có khả năng đổi nhánh dòng chảy ở các nút của đường ống và chỉ cho phép dòng chảy dịch chuyển ở một đường ống nhất định. Vì vậy, cơ cấu nâng hạ thủy lực có thể vận hành ổn định và quá trình nâng hạ thủy lực diễn ra theo quy luật đặt ra. Van phân phối có cấu tạo gồm 3 phần chính: thân van, nam châm điện và con trượt.
  • Cơ cấu phân phối, cơ cấu này chính là nơi tập trung đa số các đầu nút trong các đường ống lưu thông chất lỏng
Cơ cấu trong một thiết bị sàn nâng
Cơ cấu trong một thiết bị sàn nâng

2/ Nguyên lý hoạt động

Trong một cơ cấu thủy lực, chất bôi trơn cho các bề mặt tiếp xúc và làm môi chất để truyền lực thường được sử dụng là dầu. Môi chất là dầu sẽ được luân chuyển bên trong một hệ thống kín tuần hoàn nhờ vào bơm dầu cùng các cơ cấu điều khiển.

Khi động cơ điện hoặc Diezen làm quay bơm dầu, dầu thủy lực trong két dầu sẽ được hút lên và chuyển tới các cơ cấu khác trong hệ thủy lực. Áp suất dầu sẽ bị khống chế bởi van an toàn hệ thống. Nó giúp cho thiết bị hoạt động an toàn và duy trì tuổi thọ bền bỉ.

Lúc này, dầu thủy lực được đưa đến cơ cấu chấp hành nhờ lưu lượng và áp suất do bơm thủy lực sinh ra. Từ đó, chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến trong cơ cấu chấp hành sẽ được hoạt động. Sau khi truyền năng lượng, dầu thủy lực sẽ được đưa trở về két dầu thủy lực và tiếp tục một vòng truyền năng lượng mới.

1307_co-cau-nang-ha-thuy-luc

3/ Ứng dụng của cơ cấu nâng hạ thủy lực

Cơ cấu nâng hạ thủy lực có tính ứng dụng rất lớn trong ngành công nghiệp sản xuất cũng như chế biến ngay nay.

Một số ứng dụng nổi bật không thể bỏ qua:

  • Trong công nghiệp sản xuất: Cơ cấu nâng hạ thủy lực được ứng dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất,… giúp việc vận chuyển, nâng vác hàng hóa nhanh chóng, an toàn
  • Trong ngành xây dựng: Cơ cấu này là bộ phận quan trọng trong nhiều loại máy móc công trình như: máy ủi, máy múc, máy ép cọc, hay cần cẩu… 
  • Trong ngành sửa chữa: Tại các gara ô tô và các trung tâm sửa chữa xe máy có rất nhiều thiết bị sử dụng cơ cấu nâng thủy lực như: cầu nâng ô tô, bàn năng xe máy,….
  • Ngoài ra, tại các phòng khám, bệnh viện, cơ cấu nâng thủy lực cũng được ứng dụng để sản xuất giường bệnh cho bệnh nhân.
Cơ cấu thủy lực được ứng dụng trong công nghiệp
Cơ cấu thủy lực được ứng dụng trong công nghiệp

Thiết bị ứng dụng cơ cấu nâng hạ thủy lực hàng đầu hiện nay

1/ Sàn nâng thủy lực Dock Leveler

Đây là một thiết bị đang trở thành xu hướng trong hoạt động vận tải, hậu cầu hiện nay. Thiết bị này là giải pháp giúp nâng cao năng suất xuất nhập hàng, hoạt động một cách tự động, an toàn. 

Hơn thế nữa, thiết bị này được sản xuất, gia công tại Việt Nam với nhiều nhà cung cấp uy tín. Bạn cũng có thể nhập khẩu thiết bị này, tuy nhiên mức chi phí phải bỏ ra sẽ rất cao.

Sàn nâng thủy lực Dock Leveler có rất nhiều mẫu mã, thiết kế, trọng tải nâng hạ tối đa từ 2 tấn lên đến 13 tấn phù hợp hầu hết với mọi ngành nghề.

2xilanh

Tìm hiểu thêm về sàn nâng thủy lực là gì?

2/ Bàn nâng thủy lực

Bàn nâng thủy lực cũng là một trong những thiết bị được người trang bị, lắp đặt cho nhà xưởng. Với kết cấu hình chữ X tạo nên sự vững chắc, hành trình nâng hạ theo phương thẳng đứng tạo cảnh giác vô cùng an toàn.

Thiết bị này được ứng dụng để đưa người, hoặc những hàng hóa có giá trị lên cao như đưa hàng lên kệ hàng, nâng ô tô, nâng xe máy,… Ngoài ra, nó cũng có thể làm cầu kết nối hỗ trợ xe nâng di chuyển hàng vào bên trong thùng container.

Hiện nay, bàn nâng thủy lực có rất nhiều mẫu mã khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.

scissor-lift-tables-2-min-01

3/ Cầu lên container

Cầu lên container hay cầu dẫn xe nâng là tên gọi chung của cùng một thiết bị có vai trò như một “cây cầu” cho xe nâng đi lên thùng xe container. Ở thiết bị này, cơ cấu nâng hạ thủy lực được ứng dụng ở chỗ tạo ra khả năng thay đổi độ cao phù hợp với thùng xe. Cầu lên container có thể thay đổi độ cao từ 1m7 đến 1m3 tùy nhu cầu sử dụng.

HTB11xNQXs_vK1RkSmRyq6xwupXa1

Tìm hiểu thêm về Cầu lên container

Posted in Ngành nghề, Tin Tức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0982.525.883
Chat hỗ trợ
Chat ngay