Sàn nâng thủy lực đang được ứng dụng nhiều những năm gần đây, được đáng giá là sản phẩm an toàn và hiện đại. Sàn nâng cơ khí lại là thiết bị truyền thống, hoạt động đơn giản. Vậy giữa sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí nên chọn thiết bị nào? Hãy cùng chúng tôi so sánh sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí để tìm ra câu trả lời nhé.
Table of Contents
Điểm chung của sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí
Do đều cùng là sàn nâng tự động Dock Leveler nên sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí có nhiều điểm tương đồng. Những điểm chung đó như sau:
1. Công dụng
- Cả sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí đều có công dụng chính làm cầu nối giữa sàn container hoặc phương tiện vận chuyển hàng hóa khác nhau với mặt bằng sàn kho/ khu vực tiếp nhận hàng hoá.
- Đây là những sản phẩm được ứng dụng rất nhiều tại các nhà xưởng, bến cảng, nơi có tần suất xuất nhập hàng hóa lớn. Giúp công việc này diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, an toàn cho cả hàng hóa và nhân viên vận hành.
2. Khả năng chịu tải
- Sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí đều mang đến độ bền cao với khả năng chịu tải từ thấp nhất là 2000kg cho đến cao nhất là 13000 kg.
- Cả hai thiết bị đáp ứng khối lượng hàng hóa lớn thông qua hệ thống bơm thủy lực hoặc hệ thống cơ khí.
- Phù hợp cho xe nâng 3-4 bánh với kích thước khác nhau.
3. Lợi ích
Những lợi ích nổi bật mà sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí mang lại có thể kể đến như sau:
- Nâng cao hiệu suất nhà kho lên từ 2 đến 3 lần so với cách thức xuất nhập hàng truyền thống.
- Tiết kiệm chi phí liên quan từ 20% cho đến 25% (chi phí nhân công, chi phí điện, chi phí bảo dưỡng sửa chữa)
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa cũng như nhân viên vận hành do việc nâng hạ diễn ra hoàn toàn tự động.
4. Thông số kỹ thuật
Nhìn chung, cả sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí không có khác nhau nhiều về thông số kỹ thuật. Cả hai thiết bị này đều có kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sàn nâng là tương đương nhau.
Ngoài ra, thông số kỹ thuật của cả hai thiết bị đều thay đổi linh hoạt theo nhu cầu và sở thích của khách hàng.
→ Vậy nên, bạn không cần lo lắng về sự chênh lệch thông số kỹ thuật giữa hai thiết bị này.
Bảng thông số kỹ thuật cơ bản
Sàn nâng thủy lực | Sàn nâng cơ khí | |
Chiều cao | 1850mm / 2000mm / 2500mm / 3200mm | 1850mm / 2000mm / 2500mm / 3200mm |
Chiều rộng | 1800 mm / 2500 mm | 1800 mm / 2500 mm |
Chiều cao | 550mm / 600mm | 550mm / 600mm |
Phạm vi nâng hạ | 300 mm | 300 mm |
Độ dày thép | 6mm – 8mm / 8mm – 10mm | 6mm – 8mm / 8mm – 10mm |
Nhiệt độ hoạt động | -30 độ C đến 40 độ C | -30 độ C đến 40 độ C |
Màu sắc | Tùy theo nhu cầu khách hàng | Tùy theo nhu cầu khách hàng |
5. Hoạt động không sử dụng nguồn điện
Cả sàn nâng thủy lực và sàn nâng thủy lực đều hoạt động mà không cần nguồn điện. Sàn nâng thủy lực thì vận hành dựa trên hệ thống thủy lực còn sàn nâng cơ khí vận hành dựa trên hệ thống cơ lò xo.
→ Điều này giúp giảm tình trạng chập cháy điện, phù hợp lắp đặt tại những nhà kho lưu trữ đồ dễ cháy, có độ ẩm ướt cao.
Sự khác nhau giữa sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí
1. Cấu tạo
Sàn nâng thủy lực
Sàn nâng thủy lực được cấu tạo chính gồm những bộ phận như sau:
- Lip
- Hố bê tông
- Sàn nâng Dock
- Ben thủy lực chính và phụ
- Cao su giảm chấn
- Hệ thống thủy lực: Bơm thủy lực, xi lanh thủy lực
- Thanh chống an toàn
- Tấm chắn hai bên
Sàn nâng cơ khí
Sàn nâng cơ khí được cấu tạo từ những bộ phận chính như sau:
- Lip
- Hố bê tông
- Sàn nâng Dock
- Hệ thống xích và bộ lò xo
- Bộ khung
- Cao su giảm chấn
2. Cơ chế hoạt động
Sàn nâng thủy lực
Sàn nâng thủy lực hoạt động dựa trên cơ chế truyền lực chất lỏng, hoàn toàn tự động.
- Lúc này, dầu thủy lực được đưa đến cơ cấu chấp hành nhờ lưu lượng và áp suất do bơm thủy lực sinh ra.
- Từ đó, chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến trong cơ cấu chấp hành sẽ được hoạt động.
- Sau khi truyền năng lượng, dầu thủy lực sẽ được đưa trở về két dầu thủy lực và tiếp tục một vòng truyền năng lượng mới.
Sàn nâng cơ khí
Sàn nâng cơ khí hoạt động dựa hệ thống xích lò xo đẩy phối hợp hệ thống cơ khí, kích hoạt thủ công. Khi kéo dây xích lên thì hệ thống lò xo sẽ giãn ra khiến sàn nâng được nâng lên.
3. Cách vận hành
Sàn nâng thủy lực
Quá trình vận hành sàn nâng thủy lực tương đối dễ dàng so với những sản phẩm Dock Leveler khác. Quá trình vận hành gồm 5 bước khi sau:
Bước 1: Nhấn giữ nút ON trên tủ điều khiển cho đến khi Lip mở ra hết
Bước 2: Nhả nút ON để sàn nâng và lip hạ xuống chạm vào mặt sàn của xe.
Bước 3: Thực hiện việc bốc xếp hàng hóa
Bước 4: Giữ nút ON cho đến khi mặt sàn nâng lên hết mức.
Bước 5: Nhả nút ON cho đến khi lip tự đóng lại và sàn hạ xuống hoàn toàn, kết thúc quá trình vận hành.
Sàn nâng cơ khí
Quá trình vận hành của sàn nâng cơ khí thì có phần thủ công hơn so với sàn nâng thủy lực, và được diễn ra như sau:
Bước 1: Kéo dây xích lò xo để nâng Leveler và mở rộng tấm lip, Leveler có cơ chế giữ chặt không tự động hạ xuống
Bước 2: Người vận hành đi bộ trên Leveler và dùng trọng lượng cơ thể để hạ tấm Leveler xuống vừa khít độ cao sàn container.
Bước 3: Nếu container thấp hơn sàn nhà kho, kéo dây xích và rút chân phụ để hạ độ cao
Bước 4: Tiến hành cho xe nâng vào bốc dỡ hàng hóa và ngược lại
4. Lắp đặt
Sàn nâng thủy lực
- Sàn nâng thủy lực thì chủ yếu được lắp đặt cố định trong những hố Dock bê tông. Dẫn đến khi lắp đặt thiết bị này chủ nhà kho phải đào thêm cả hố bê tông nữa.
- Tuy nhiên, hiện nay sàn nâng thủy lực đã được cải tiến có thể lắp đặt mà không sử dụng tới hố Dock. Thay vào đó hệ thống khung kim loại chắc chắn sẽ là trụ đỡ chính cho thiết bị này.
- Ngoài ra, sàn nâng thủy lực cần được lắp đặt tại nơi có nguồn điện ổn định, do việc cần sử dụng điện để bơm thủy lực hoạt động.
Sàn nâng cơ khí
- Việc lắp đặt sàn nâng cơ khí thì đơn giản và dễ dàng hơn. Thiết bị này không cần lắp đặt có định, có thể tháo dỡ, di dời khi cần thiết.
- Đặc biệt, sàn nâng cơ khí có thể lắp đặt ở nơi nguồn điện không ổn định, nền nhà kho luôn ẩm ướt.
Nên chọn mua sàn nâng thủy lực hay sàn nâng cơ khí
Nhìn chung, cả sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí đều sở hữu ưu điểm vượt trội chẳng hạn như độ bền, sức tải,… Song, hai sản phẩm có những khác biệt nhất định. Việc so sánh sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí chỉ dựa trên cấu tạo và đặc tính của thiết bị.
- Đối với sản phẩm sàn nâng thủy lực, sàn nâng hoạt động nhờ hệ thống thủy lực hiện đại. Cấu tạo sản phẩm cho phép tăng sức chống chịu, chống rung trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa. Đồng thời cấu tạo này cho phép bạn có thể ứng dụng với mọi đội xe nâng mà bạn đang có.
- Trong khi đó, đối với sàn nâng cơ khí, hoạt động cơ học là nguyên lý để vận hành sản phẩm. Vì vậy ưu điểm nổi bật của sàn nâng cơ khí là vận hành mà không cần nguồn điện vừa an toàn, vừa tiết kiệm.
→ Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn giữa sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn sản phẩm nào thì hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0982.525.883 để được tư vấn miễn phí.
Địa điểm cung cấp sàn nâng thủy lực và sàn nâng cơ khí
LEVELER hiện là đơn vị được nhiều khách hàng quan tâm và tin tưởng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Chúng tôi tư vấn – sản xuất và lắp đặt sản phẩm theo kích thước yêu cầu của khách hàng với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp.
Chúng tôi có quy trình làm việc chuyên nghiệp gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng
Bước 2: Đưa thông tin cho về bộ phận sản xuất
Bước 3: Sản xuất sản phẩm
Bước 4: Kiểm định chất lượng sản phẩm
Bước 5: Đóng gói sản phẩm
Bước 6: Lắp đặt sản phẩm cho khách hàng
Quý vị khách hàng có nhu cầu mua hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm này, xin hãy liên hệ với chúng tôi thông qua:
Hotline: 0982.525.883
Địa chỉ gmail: Leveler.vn@gmail.com.
Xin cảm ơn!