Cốp pha trượt là loại cốp pha đặc biệt trong xây dựng vì khả năng di chuyển tự động. Nó đổ bê tông nhanh không ngừng, giúp tối ưu năng suất lao động và đảm bảo an toàn cho người lao động.
Bài viết dưới đây, LEVELER sẽ giới thiệu đến các bạn sản phẩm coppha trượt mà chúng tôi sản xuất.
Coppha trượt là hệ coppha có khả năng di chuyển tự động trong quá trình đổ bê tông, cốt thép nhờ hệ thống kích thủy lực hoặc cơ khí.
Nó thường được dùng trong các công trình kiến trúc cao tầng như:
Công trình dân dụng ( chung cư cao tầng, trục thang máy…)
Công trình công nghiệp ( ống khói công nghiệp, silo..)
Công trình công cộng (tường phân cách, vỉa hè..)
Hình ảnh minh họa hệ thống coppha trượt
2. Cấu tạo
Dựa theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9342:2012, cấu tạo hệ thống cốp pha trượt của LEVELER bao gồm:
Bộ phận
Công dụng
Giá nâng
Là kết cấu chịu lực, để đỡ sàn công tác.
Vành gông
Cố định các tấm cốp pha theo đúng vị trí như đã ghi trong thiết kế.
Sàn công tác
Là nơi thực hiện các thao tác chính trong khi thi công bằng cốp pha trượt như đổ bê tông, lắp đặt cốt thép, tập kết vật liệu, vận chuyển bê tông.
Giàn giáo treo
Là nơi để thực hiện các công việc hoàn thiện bề mặt bê tông, kiểm tra bê tông sau khi ra khuôn, bảo dưỡng bê tông, tháo dỡ khuôn lỗ chừa sẵn.
Hệ thống thiết bị nâng (kích thủy lực, ty kích, trạm bơm dầu).
Đảm nhận vai trò nâng hạ hệ thống coppha.
Hệ thống vận chuyển vật liệu theo phương ngang và theo phương đứng.
Dùng để cung cấp bê tông tươi, cốt thép, và các vật tư khác từ mặt đất lên sàn thi công.
Hệ thống điện thi công.
Cung cấp nguồn điện cho toàn bộ hệ thống kích thủy lực, máy móc, chiếu sáng, thiết bị đo đạc, máy hàn cắt trên sàn công tác.
Hệ thống thông tin, tín hiệu.
Truyền tín hiệu điều khiển trong quá trình đồng bộ nâng coppha, cảnh báo an toàn…
Hệ thống thiết bị đo và quan trắc
Để khống chế đảm bảo độ chính xác và chất lượng thi công.
Hình ảnh minh họa cấu tạo coppha trượt
II. Phân loại
Ván khuôn trượt ngang : Ván khuôn trượt ngang được sử dụng cho vỉa hè và tường phân cách giao thông.
Ván khuôn trượt đứng: Trong quá trình đổ bê tông, ván khuôn bê tông và sàn làm việc được nâng lên cùng nhau theo chuyển động trượt thẳng đứng liên tục bằng kích thủy lực.
Ván khuôn trượt hình oval: Hệ thống này dựa trên nguyên lý hình dạng nhảy có thể thích ứng với bất kỳ hình dạng hình học nào.
Ván khuôn leo kiểu console: Tự leo nhờ hệ thống thủy lực, không phụ thuộc vào cẩu tháp.
Ván khuôn trượt theo tiết diện biến đổi: Đây là hệ thống ván khuôn trượt dùng cho các kết cấu có tiết diện thay đổi dần theo chiều cao (như loe ra hoặc thu lại).
III. Ưu điểm và hạn chế
1.Ưu điểm của coppha trượt
Hoàn thiện bê tông tốt hơn, nhanh hơn ít nhất 4 lần.
Giảm chi phí lao động.
Đảm bảo môi trường an toàn cho người lao động.
Cung cấp nhiều không gian làm việc hơn.
Tiết kiệm vật liệu ván khuôn.
Tốc độ và độ chính xác của công việc cao hơn thông thường.
Có được các mặt cắt và bố cục trường thống nhất.
Cảnh báo an toàn, giám sát tiến độ, điều phối công việc hiệu quả.
2.Nhược điểm của kết cấu coppha trượt
Chi phí ban đầu rất cao.
Quá trình tốn thời gian để lắp đặt các thành phần khác nhau.
Cần có sự giám sát và vận hành của chuyên gia.
Không thể dễ dàng lưu trữ vật liệu tại chỗ.
Cần có số lượng lớn thiết bị (ví dụ máy phát điện, hệ thống chiếu sáng và tời).
Hình ảnh minh họa coppha trượt dùng trong công trình cao tầng
IV. Kích thước
Thành phần
Kích thước điển hình
Chiều cao tấm coppha
1,2 m – 1,5 m
Chiều dài tấm coppha
0,5 m – 1,5 m
Độ dày thép tấm
2 mm – 3 mm
Chiều dày toàn bộ coppha
150 mm – 300 mm (tính cả khung và đỡ)
Hệ khung đỡ
U50, U75, I100, hộp 40×40, 50×50
Tốc độ trượt nâng
20 – 30 cm/giờ
Trọng lượng trung bình
100 – 150 kg/m²
Chiều cao thi công mỗi ngày
2 – 4 m/ngày
Loại kích trượt
Kích ren hoặc kích thủy lực
Trên đây là bảng kích thước tham khảo, tại LEVELER sản phẩm được làm hoàn toàn bằng thép chống gỉ, chắc chắn nếu quý khách có nhu cầu đặt mua theo mẫu mã riêng vui lòng liên hệ Hotline 0982.525.883 để nhận tư vấn miễn phí !
Hình ảnh minh họa coppha trượt
V. Những sự cố thường gặp trong khi thi công bằng coppha trượt
Sàn công tác mất cân bằng: do các bố khóa kẹp của kích làm việc không bình thường, tải trọng tác động lên các kích không đều nhau..
Tường bị nghiêng: do cốp pha bị biến dạng lệch hoặc cốp pha lên không đều, do thanh chống bị cong hoặc do sàn công tác mất cân bằng.
Ty kích bị uốn cong: ty kích chịu quá tải; coppha bị bê tông bám dính do tốc độ trượt quá chậm hoặc kẹt các chi tiết chôn sẵn của công trình vào cốp pha…
Kích không xả dầu: nguyên nhân chủ yếu là do lò xo đẩy không đàn hồi, hoặc các cơ cấu kẹp bị biến dạng, không làm việc.
Quá tải động cơ, dầu thủy lực bị nóng: độ nhớt dầu không đạt yêu cầu kỹ thuật, các van làm việc không bình thường.
Bê tông sau khi ra khỏi cốp pha bị rỗ, xốp: do đầm không phù hợp hoặc đổ quá nhiều bê tông vào khuôn cốp pha.
Bê tông không thể tách khỏi cốp pha, bị chảy ra ngoài ở phần phía dưới coppha: do nhiệt độ môi trường thấp, độ sụt lớn do lượng nước quá nhiều hoặc đầm không phù hợp hoặc tốc độ trượt quá lớn.
Cốt thép hở ra ngoài bê tông: do không có biện pháp đảm bảo chiều dày bê tông bảo vệ cho cốt thép và giữ cho khoảng cách giữa các cốt thép trong lúc trượt.
Ống luồn cáp không dính bê tông, bị bẹp méo, bị thủng: Do đầm không phù hợp, tì đầm vào ống, định vị ống vào thanh đỡ không chắc chắn, cốt thép chọc vào ống hoặc bảo quản ống không tốt.
Ảnh coppha trượt
VI. LEVELER- ĐƠN VỊ GIA CÔNG COPPHA TRƯỢT
LEVELER là là đơn vị chuyên cung cấp các loại ván khuôn dùng trong xây dựng (ván khuôn thép định hình, coppha dầm sàn, coppha cột tròn, coppha cột vuông…) bao gồm cả coppha trượt.
Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm và công nghệ sản xuất hiện đại, chúng tôi có thể sản xuất ra thành phẩm mà quý khách mong muốn .
Nếu quý khách muốn biết thêm thông tin về loại ván khuôn này của LEVELER, xin liên hệ tới chúng tôi để được giải đáp miễn phí !
Thông tin liên hệ đặt mua sản phẩm
CÔNG TY TNHH LEVELER
Hotline: 0982.525.883
Email: Leveler.vn@gmail.com
Website: https://leveler.vn/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “GIA CÔNG COPPHA TRƯỢT” Hủy
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.