Menu Đóng

Cầu trục

Cầu trục trọng tải từ 1 tấn đến 500 tấn là một sản phẩm hỗ trợ hiệu quả cho việc bốc dỡ hàng hóa trực tiếp

Cầu trụ được sản xuất thiết kế theo nhu cầu của khách hàng từ trọng tải, màu sắc, cho đến phụ kiện đi kèm

Đơn vị sản xuất: Công ty TNHH LEVELER

Liên hệ: Mr Quân

Liên Hệ Đặt Mua: 0982 525 883

  • Bảo hành sản phẩm lên đến 5 năm.
  • Giao hàng và lắp đặt bàn giao tại chân công trình.
  • Miễn phí vận chuyển tới chân công trình.

Mô tả

Cầu trục là gì?

Cầu trục theo Tiếng Anh là Overhead Crane là một trong những thiết thiết bị nâng hạ phổ biến hiện nay gồm hai chuyển động chính (ngang, dọc trên cao nhà xưởng) để đảm bảo các thao tác nâng hạ, di chuyển tải trong không gian làm việc.

Cầu trục là một loại thiết bị nâng hạ chuyên dụng dùng để nâng hạ hoặc di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, nhà máy. Nó chạy trên hệ dầm đỡ bằng thép, hoạt động ở trên cao của nhà xưởng, nhà máy, nhà kho.

Sản phẩm Cẩu trục là một trong những sản phẩm hỗ trợ trong công nghiệp rất tiện dụng, có hiệu quả cao trong việc bốc xếp hàng hóa hoặc nâng hạ máy móc thiết bị. Nó rất tiện dụng và có hiệu quả cao trong quá trình bốc xếp hàng hóa, với sức nâng của nó trải dài từ 1 đến 500 tấn, vận hành chủ yếu bằng các động cơ điện nên được dùng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.

Cẩu trục

Phân loại cẩu trục

1. Phân loại theo công dụng của cầu trục

– Cầu trục thông thường: Dùng để nâng hạ tải, di chuyển tải, lắp đặt tải… là loại được thiết kế để nâng – hạ hoặc di chuyển hàng hóa hiện nay. Thiết bị này chủ yếu sử dụng móc treo để móc treo hàng hóa xếp dỡ, di chuyển, lắp ráp và sửa chữa máy móc. Ưu điểm lớn nhất là cẩu có khả năng mang hàng hóa đa dạng, vận chuyển nhiều loại vật dụng khác nhau. Tuy nhiên tải trọng nâng không quá lớn.

– Cầu trục chuyên dụng: được thiết kế để có thể nâng hạ một loại hàng hóa nhất định nào đó. Ứng dụng chủ yếu của loại này là cẩu vận chuyển hàng hóa trong ngành công nghiệp luyện kim, vì vậy mà dải tải trọng của nó thường rất lớn.

2. Phân loại theo cơ cấu dẫn động của cầu trục

– Hệ thống dẫn động là hệ thống đảm nhận nhiệm vụ truyền sức mạnh từ động cơ và hộp số đến các bánh xe giúp xe có thể di chuyển được, đến các dây cáp dây xích để nâng hạ được được.

– Cẩu trục có dẫn động bằng điện: Dẫn động của cầu trục thường bằng điện nâng hạ và di chuyển bằng động cơ điện 1pha, 3 pha. – Cầu trục dẫn động bằng tay hoạt động thông qua hệ thống đĩa xích kéo tay là chủ yếu. Thiết bị sử dụng cơ cấu di chyển qua pa lăng xích kéo từ dưới lên, hoạt động thô sơ nên có giá thành thấp, dễ sử dụng, phù hợp với những phân xưởng nhỏ.

– Cẩu trục có dẫn động bằng tay: Cơ cấu dẫn động có thể là dẫn động bằng tay nâng hạ bằng palang và con chạy xích kéo tay được treo trên dầm cầu trục và di chuyển cầu trục được dẫn động qua bộ truyền cơ khí như trục truyền, bánh răng ăn khớp…. – Cẩu trục dẫn động bằng điện sử dụng các cơ cấu động cơ điện như pa lăng. Thiết bị cho phép chuyển hàng với tốc độ nhanh, khối lượng lớn. Cơ cấu hoạt động bằng điện nên thiết bị có khả năng tự động hóa, sử dụng thuận tiện, tải trọng lớn. Vì vậy thiết bị có thể ứng dụng trong các nhà xưởng lớn, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển nhiều.

3. Phân loại theo thiết kế kết cấu dầm cầu trục

Cầu trục dầm đơn (cầu trục một dầm):

  • Kết cấu có thể là dạng hộp hoặc Chữ I (cán nóng, tổ hợp), dạng dàn.
  • Cầu trục dầm đơn còn được gọi với các tên khác như là cầu trục một dầm, cẩu đơn,cẩu dầm đơn, v.v…
  • Cầu trục một dầm là thiết bị có kết cấu một dầm dưới dạng hình chữ I hoặc tổ hợp với những giàn, giằng chéo nhằm tăng độ cứng cho dầm cầu. Thiết bị này đều dùng pa lăng chế tạo sẵn để làm cơ cấu nâng hạ hàng hóa. Cầu trục một dầm thiết kế đơn giản, chi phí thấp nên được dùng để phục vụ công việc sửa chữa hoặc lắp đặt thiết bị với tải trọng nhỏ.
  • Là hệ thống thiết bị nâng hạ có kết cấu bao gồm một dầm chính, dầm biên và cơ cấu nâng hạ chạy trên hệ thống đường ray đặt phía cao, kho, nhà xưởng, nhà máy,…
  • Kết cấu dầm chính của cầu trục dầm đơn rất đa dạng, có thể là dầm thép cán nóng dạng chữ I, H đúc, cũng có thể sử dụng dầm tổ hợp hàn, v.v… nhưng đều phải đảm bảo dầm chịu lực là một dầm.
  • Hai đầu dầm chính được đặt trên hệ thống dầm biên, dầm biên là bộ phận giúp cho cầu trục có thể di chuyển dọc theo nhà xưởng, nhà máy…
  • Cơ cấu nâng hạ : Hệ thống Palang (Con lợn) được treo phía dưới dầm chính có thể cố định hoặc di chuyển ngang theo dầm chính. Palang nâng hạ là bộ phận tác động trực tiếp lên hàng hóa cần nâng hạ, di chuyển,… Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể lắp đặt (Palang xích điện hoặc Palang cáp điện).
  • Với kết cấu nhỏ gọn, cầu trục dầm đơn có thể lắp đặt được trong nhà xưởng có không gian tương đối nhỏ, hẹp, chi phí đầu tư thấp, lắp đặt cầu trục dầm đơn sự lựa chọn hoàn hảo cho các nhà máy, nhà xưởng: Xưởng luyện thép, luyện kim, nâng hạ máy móc, Vật tư xây dựng, công nghiệp chế biến,…
  • Với hệ thống nhà xưởng sản xuất hiện đại,cùng đội ngũ công nhân viên, ký thuật có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cơ khí, chế tạo cầu trục.
  • – Việc sử dung cầu trục rất tiện lợi cho việc bốc, xếp hàng hóa các vật có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh (sắt, thép, bê tông…). Sức nâng lớn từ 1 tấn đến 500 tấn, vận hành chủ yếu bằng các động cơ điện nên cầu trục được sử dụng rộng rãi trong ngành Công nghiệp nói chung.

Cầu trục hai dầm (dầm đôi)

  • Cẩu trục hai dầm hay cẩu trục đôi, cầu trục dầm kép được thiết kế với dầm hoặc dàn chủ. Trong đó hai dầm chủ được liên kết với nhau thông qua hai dầm đầu. Trên dầm đầu được lắp đặt thêm cụm bánh xe di chuyển cầu trục, bộ máy di chuyển hoạt động, bộ máy dẫn động. Sức nâng của cẩu 2 dầm khá cao khi dao động trong khoảng từ 5-30 tấn. Một số loại được thiết kế riêng có thể chịu được tải trọng 500 tấn.
  • Cầu trục dầm đôi hay còn gọi là cầu trục dầm kép, cầu trục 2 dầm là thiết bị nâng hạ công nghiệp có khả năng nâng hạ tải trọng lớn. Cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:
  • Dầm chính của cầu trục dầm đôi: thiết kế dạng hộp, gồm 2 dầm chính liên kết với cơ cấu di chuyển bằng liên kết cứng dạng gối.
  • Pa lăng nâng hạ dầm đôi: là cơ cấu chính của cầu trục, bao gồm cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển pa lăng kiểu khung kết cấu với bốn bánh xe di chuyển.Khi mua pa lăng dầm đôi cần chú ý đến các thông số kỹ thuật như: tốc độ nâng hạ, tốc độ di chuyển, chiều cao nâng hạ, tải trọng nâng hạ,…
  • Nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đôi là có phần hai đầu của dầm chính được liên kết với các dầm cuối theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang. Tại phần cuối có lắp bánh xe di chuyển chạy.
  • Cơ cấu di chuyển được đặt trên kết cấu dầm cầu. Động cơ của các cơ cấu này lấy nguồn điện thông qua đường điện chạy dọc theo nhà xưởng và sàn đứng dùng để phục vụ cho việc kiểm tra bảo trì nguồn điện này.
  • Cáp điện dùng để cấp điện cho các động cơ đặt trên palang bằng cách treo lên, trên phần kết cấu thép của cầu trục có thêm phần sàn đứng với lan can tiện cho việc đi lại kiểm tra bảo dưỡng.

Cầu trục treo

  • Cầu trục treo là thiết bị nâng hạ có dầm chính được treo phía cánh dưới dầm dọc (dạng chữ I). Cầu trục treo là một dạng cầu trục khác với thông thường, dầm đỡ cầu trục được làm áp mái, liên kết với vì kèo nhà để treo dầm cầu trục lên
  • Cầu trục dầm treo cũng gồm hai loại dầm đôi (hai dầm) và dầm đơn (một dầm).
  • Hàng hóa sẽ được treo bởi móc treo hoặc thiết bị mang tải khác có kết cấu chịu lực của dầm chính kết hợp, với dầm biên đóng vai trò như bộ khung của thiết bị. Các cụm bánh xe và pa lăng sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ di chuyển hàng hóa, vật nặng đến vị trí được điều khiển thông qua hệ thống đường chạy ray.
  • Cầu trục treo có cấu tạo đặc biệt hơn nằm ở hệ thống treo và hệ thống di chuyển cầu trục. Thiết bị được lắp đặt với bộ phận dầm chính treo bên cánh dưới của dầm dọc. Dầm chính có mặt cắt dạng chữ I hoặc mặt cắt dạng hộp.
  • Đặc điểm này giúp thiết bị có thể dễ dàng di chuyển trong không gian hẹp. Trong khi đó cầu trục một dầm, cầu trục hai dầm lại được thiết kế để toàn bộ cầu trục khi di chuyển ở chế độ không tải hay có tải đều lăn trên bề mặt đường ray. Đường ray được đỡ bởi dầm đỡ (dầm dọc) của khung kết cấu nhà xưởng.

Phân loại theo phạm vi sử dụng của cầu trục

Cầu trục cho cẩu cảng: Cầu trục cho cẩu cảng với sức nâng hàng hóa lớn. Cầu trục cho các nhà máy luyện kim, thép: cầu trục làm việc trong môi trường khắc nhiệt (nhiệt độ cao, bụi bặm…). – Cẩu trục dùng cho công nghiệp luyện kim phục vụ cho công tác luyện kim, nâng đỡ vật liệu như sắt, thép, nhôm, kim loại nói chung. Thiết bị yêu cầu cao về độ bền do hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao.

Cầu trục dùng trong việc phòng chống cháy nổ: Trong các môi trường dễ gây cháy nổ (axit, gas, khi lỏng…) – Cẩu trục dùng cho phòng chống cháy nổ phục vụ cho các hầm lò than, nhà máy sản xuất gas, khí… Tương tự cầu trục này cũng yêu cầu cao về độ bền do hoạt động trong môi trường đặc biệt.

Cầu trục cho các nhà máy sản xuất: Cẩu trục trong nhà máy bê tông thương phẩm, các nhà máy sản xuất, thương mại sắt thép. Cầu trục trong các nghành công nghiệp nhẹ (may măc, các công ty chuyên linh kiện điện tử)

Cầu trục có các cơ cấu mang hàng đặc biệt: gầu ngoạm, nam chân từ. – Cẩu trục dùng cho gầu ngoạm được thiết kế với móc dạng gầu ngoạm. Thiết kế chuyên dụng cho phép cầu trục có thể bốc chuyển những vật liệu rời với số lượng lớn như cát, than…

Cầu trục chuyên dùng cho các nhà máy thủy điện. – Cẩu trục dùng cho thủy điện phục vụ hoạt động lắp đặt, sửa chữa, vận hành hoặc thay thế cho tua bin trạm nguồn, máy phát…

Cẩu trục mâm từ được thiết kế với cấu tạo chuyên dụng. Phần móc cẩu là những cụm nam châm điện chuyên dụng để bốc vác kim loại. Nam châm sẽ hút kim loại để vận chuyển dễ dàng hơn mà không làm rơi, hư hại.

5. Phạm vi hoạt động của cầu trục

– Cầu trục được hoạt động trên cao nhà xưởng (nhà thép zamin hoặc nhà xưởng có kết cấu dầm chạy vai đỡ dầm bằng bê tông)

– Cơ cấu chuyển động dọc đường ray của cầu trục và chuyển động ngang của palang trên dầm sẽ làm cho cầu trục có thể nâng hạ tất cả các điểm trong không gian làm việc của cầu trục.

Cơ cấu và cấu tạo của cầu trục

Mỗi loại cầu trục sẽ có cơ cấu nâng hạ khác nhau. Phổ biến sẽ gồm 3 cơ cấu chính:

Cơ cấu di chuyển

Gồm có các Xe cầu được lắp ghép từ cụm khung dầm và xe con hoặc pa lăng.

Xe cầu: Là một khung sắt hình chữ nhật được thiết kế với kết cấu chịu lực, gồm một dầm chính chế tạo bằng thép. Hai dầm cầu được liên kết với hai dầm ngang tạo thành một khung hình chữ nhật trong mặt phẳng ngang. Các bánh xe của cầu trục được thiết kế trên các dầm ngang của khung để cầu trục có thể chạy dọc suốt nhà xưởng một cách dễ dàng.

Xe con: Xe con đảm nhiệm vai trò chuyển động, di chuyển hàng hóa cho cơ cấu nâng hạ cầu trục. Đây là bộ phận chuyển động được đặt trên đường ray của xe cầu. Xe con di chuyển trên xe cầu và xe cầu di chuyển dọc theo phân xưởng hoặc nhà máy sẽ đáp ứng việc vận chuyển hàng hóa đến mọi nơi trong phân xưởng.

Cơ cấu nâng hạ

Palăng xích, Palăng xích kéo tay, Palăng xích điện, Palăng cáp

– Palăng cầu trục sử dụng xích được gọi là palăng xích. Thiết bị này sử dụng sức người là chính nên có cấu tạo nhỏ gọn, tải trọng nhẹ. Palăng gồm hai loại là palăng xích kéo tay và palăng xích lắc tay.

Palang cầu trục thay thế dây xích thành dây cáp và vắt ngang qua puli, sử dụng động cơ để nâng hạ vật nặng được gọi là palang cáp điện. Thiết bị có cấu tạo khá gọn gồm hộp giảm tốc, bộ phận cơ điện và tang tời được bố trí thẳng hàng với nhau.

Hệ thống điện điều khiển

Bao gồm Tủ điện điều khiển, Đường cấp điện palăng, Đường cấp điện cầu trục

Hệ điện ngang của cầu trục là nguồn cung cấp điện cho cơ cấu nâng hạ của cầu trục như palang, xe con,… Có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của cầu trục, cổng trục.

Thành phần cấu tạo bên trong tủ điện gồm các cấu kiện và phụ tùng như: biến tần, contactor, aptomat, điện trở xả, bảo vệ mất pha,v.v. Tùy thuộc vào công suất động cơ có thể sử dụng biến tần công suất từ 0,4KW đến 22KW

Lợi ích khi sử dụng cầu trục là gì?

Cẩu trục được sử dụng rộng rãi hiện nay là do nhu cầu cũng như lợi ích mà thiết bị đem lại. Nền kinh tế càng ngày càng phát triển. Nhu cầu vận tải hàng hóa từ đó cũng tăng lên một cách nhanh chóng.

  • Khả năng hoạt động trên mọi bề mặt và địa hình khác nhau của nhà xưởng giúp tăng tính linh hoạt. Đồng thời thiết bị còn cho phép tùy chỉnh thông qua các chương trình đính kèm để nâng đỡ vật ở nhiều độ cao, tải trọng khác nhau.
  • Vận chuyển, nâng – hạ hàng hóa nhanh chóng giúp tiết kiệm tối đa thời gian, nâng cao hiệu suất công việc.
  • Khả năng nâng đỡ cực ấn tượng với tải trọng có thể lên đến 500 tấn.
  • Quá trình thao tác vận hành dễ dàng thông qua buồng điều khiển độc lập từ xa. Kỹ thuật viên có thể nhìn bao quát toàn bộ khu vực làm việc để giảm thiểu tai nạn.
  • Thay thế sức người để hoàn thành hầu hết công việc nặng nhọc như tháo dỡ hàng, bốc xếp hàng, vận chuyển hàng hóa. Từ đó giảm mệt mỏi, chấn thương cho công nhân, hạn chế hư hại cho hàng hóa.
  • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thấp.
  • Khả năng định vị vị trí của hàng hóa tốt, sai số trong di chuyển rất nhỏ.
  • An toàn và tiết kiệm tối đa diện tích xếp hàng nhờ khả năng nâng – hạ đến vị trí cao hơn so với phương pháp vận chuyển truyền thống.

Ưu điểm của cầu trục

So với các loại thiết bị nâng hạ khác như( xe nâng, xe cẩu,..) thì cầu trục có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  1. Hoạt động trên cao, nên tận dụng tối đa diện tích nhà máy
  2. Chế tạo, lắp đặt nhanh chóng
  3. Tuổi thọ cầu trục cao, có thể hoạt động liên tục
  4. Bảo hành, bảo dưỡng đơn giản.
  5. Vật tư, phụ kiện rẻ, dễ thay thế
  6. Chi phí vận hành thấp, dễ vận hành

Bởi vậy, cầu trục là thiết bị được vận hành rất nhiều nhà máy, nhà kho, nhà xưởng.

Trên đây là một số thông tin về thiết bị nâng hạ cầu trục. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình lựa chọn sản phẩm.

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cầu trục”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0982.525.883
Chat hỗ trợ
Chat ngay